Nấm mốc có thể xuất hiện trên quần áo và dễ gây hại cho sức khoẻ của bé, đặc biệt là quần áo được làm từ cotton hoặc vải tự nhiên. Hãy cùng Jump Up tìm hiểu các nguyên nhân khiến quần áo trẻ em bị mốc cũng như những cách tẩy mốc quần áo cho bé hiệu quả ngay trong bài viết sau nhé!
Trước tiên, để có hướng xử lý hiệu quả, mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến gây nấm mốc trên quần áo của bé như sau:
Đối với những vết mốc vừa xuất hiện trên quần áo của bé thì rất dễ để xử lý, mẹ có thể dùng cồn và bàn chải đánh răng để chà xát nhẹ nhàng, cách làm này sẽ khiến các vết mốc nhanh chóng biến mất và mẹ chỉ cần giặt sạch lại quần áo và cho bé mặc bình thường.
Đối với các vết mốc quần áo lâu ngày khó làm sạch bằng cách giặt thông thường, mẹ có thể tham khảo thêm các cách tẩy như sau:
Sử dụng chanh
Chanh là một chất tẩy rửa tự nhiên vô cùng hiệu quả và mẹ có thể sử dụng ngay để xử lý các vết mốc gây hại trên quần áo của bé bằng cách thấm ướt vùng bị mốc hoặc thâm li ti bằng nước cốt chanh tươi, sau đó phơi quần áo ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, khi phần nước chanh trên quần áo đã khô, mẹ đem quần áo đi giặt lại với nước giặt rồi xả bằng nước sạch.
Sử dụng thuốc tẩy
Thuốc tẩy là một trong những chất hoá học có tính tẩy rửa mạnh nên rất hiệu quả trong việc tẩy nấm mốc hoặc các vết bẩn cứng đầu trên quần áo. Mẹ chỉ cần lấy một lượng thuốc tẩy vừa đủ hoà tan vào nước giặt rồi ngâm từ 30 - 40 phút, sau đó tiến hành giặt và xả sạch như bình thường để loại bỏ các vết mốc trên quần áo nhanh chóng.
Nhược điểm của phương pháp này là bên cạnh việc loại bỏ vết bẩn hiệu quả thì thuốc tẩy có thể làm bạc màu quần áo. Vì thế, mẹ cần chú ý chọn loại thuốc tẩy phù hợp cho quần áo màu hoặc quần áo trắng. Đồng thời, với quần áo màu đậm mẹ nên thử ở vùng nhỏ để kiểm tra độ bạc màu trước. Ngoài ra, khi sử dụng sản phẩm này mẹ cũng nên mang bao tay cao su và giặt ở nơi thoáng khí.
Sử dụng hàn the
Tương tự như thuốc tẩy, hàn the cũng là một chất hoá học có khả năng tẩy sạch vết mốc hiệu quả và tan được trong nước. Sản phẩm có 2 dạng là nước và bột, với dạng bột, mẹ cần hoà tan trong nước với lượng vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng, cho quần áo vào ngâm khoảng 15 - 20 phút rồi giặt xả như thông thường.
Với hàn the dạng nước, mẹ chỉ cần chấm trực tiếp lên vết mốc, rồi giặt xả sạch quần áo. Điểm trừ của phương pháp này là hàn the cũng là một trong những chất hoá học và có thể gây hại cho sức khoẻ của trẻ nếu mẹ sử dụng với liều lượng lớn không đúng cách hoặc gây khó khăn cho mẹ trong việc cất giữ khỏi tầm với của trẻ.
Sử dụng baking soda
Dùng baking soda để tẩy sạch vết mốc trên quần áo của bé là một phương pháp vô cùng an toàn dành cho các mẹ lo ngại về cách tẩy rửa bằng thuốc tẩy hay hàn the. Mẹ chỉ cần hoà tan nửa cốc baking soda với nước giặt thông thường, ngâm quần áo khoảng một giờ và xả sạch lại với nước.
Ngoài ra, để tăng tính tẩy rửa, mẹ có thể kết hợp baking soda với nước cốt chanh theo tỷ lệ 2:1 rồi thoa dung dịch lên vết mốc, dùng bàn chải sạch nhẹ nhàng để loại bỏ vết mốc nhanh chóng và hiệu quả
Sử dụng giấm
Tương tự như chanh tươi, mẹ cũng có thể sử dụng giấm trắng để tẩy vết mốc hiệu quả nếu quần áo của bé bị dính quá nhiều mồ hôi. Để thực hiện, mẹ pha loãng một cốc giấm trắng vào một thau nước và ngâm quần áo khoảng một giờ, sau đó giặt lại với nước giặt của bé và xả sạch với nước xả vải.
Lưu ý, mẹ tuyệt đối không pha giấm trắng với các sản phẩm có tính chất tẩy rửa mạnh vì sẽ tạo ra khí độc gây ảnh hưởng sức khoẻ, thay vào đó, chỉ cần kết hợp với các loại nước giặt xả thông thường của bé là đã tẩy sạch vết mốc và mồ hôi vô cùng hiệu quả rồi.
Sử dụng xăng
Xăng là một chất tẩy rửa tiện lợi, không làm bạc màu quần áo mà mẹ có thể cân nhắc sử dụng. Khi quần áo của bé bị nấm mốc, đặc biệt là đồ nhung hoặc len, mẹ chỉ cần phơi quần áo ở nơi có thoáng mát, sau đó dùng miếng bông hay vải mềm tẩm xăng lau đi lau lại nhiều lần chỗ vết mốc để loại bỏ hiệu quả.
Khuyết điểm của phương pháp này là sẽ gây ám mùi khá nhiều nên sau khi thực hiện xong, mẹ cần giặt lại cùng nước giặt xả để khử mùi cũng như đảm bảo an toàn cho làn da của bé.
Mặc dù mẹ đã biết rõ các cách tẩy vết mốc hiệu quả, nhưng dù sao thì phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh và mẹ nên bảo quản tốt quần áo cũng như tham khảo các biện pháp sau để hạn chế các vết mốc xuất hiện:
Trên tem nhãn của các loại quần áo thường sẽ có hướng dẫn giặt và bảo quản của nhà sản xuất, trước khi giặt, mẹ nên đọc kỹ các thông tin đó để có cách giặt phù hợp cho từng loại cũng như bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để tránh vết mốc xuất hiện.
Dùng bàn chải sạch để xử lý vết bẩn do mồ hôi hoặc thức ăn sót lại trên quần áo cũng là một trong những cách giúp hạn chế vết mốc xuất hiện vô cùng hiệu quả. Vì khi các vết bẩn không được làm sạch triệt để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây hại cho sức khoẻ của bé.
Giặt quần áo với nước nóng là một trong những cách làm sạch cũng như loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc an toàn và rất hiệu quả. Mẹ có thể an tâm thực hiện phương pháp này mà không phải lo lắng vì nhiệt độ cao làm hỏng vải, đặc biệt là vải cotton hoặc vải tự nhiên.
Sau khi giặt sạch, mẹ hãy phơi quần áo của bé ở nơi nhiệt độ cao, có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để ngăn nấm mốc hình thành và phát triển. Lưu ý không để quần áo ẩm ướt sau khi giặt quá lâu mà không phơi và tránh xa những chỗ có độ ẩm cao.
Để tránh quần áo bị nhăn cũng như ngăn nấm mốc hiệu quả, mẹ nên treo quần áo của bé lên giá treo thay vì gấp lại. Trong trường hợp không có nhiều không gian để treo và phải gấp, mẹ nên chắc chắn quần áo đã khô hoàn toàn trước khi gấp. Đồng thời thỉnh thoảng mẹ cũng nên lấy quần áo ở dưới gốc tủ ra phơi nắng để tránh nhiệt độ ẩm thấp làm xuất hiện vết mốc.
Mẹ nên bảo quản quần áo của bé ở tủ riêng và sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, trường hợp để chung quần áo của bé với các thành viên khác trong gia đình, mẹ nên dành riêng một ngăn để đựng quần áo của bé. Đặc biệt không được để quần áo bẩn và sạch chung với nhau.
Đồng thời, thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ tủ quần áo. Vào những ngày nhiều nắng và thoáng mát, mẹ nên mở hết các cánh cửa tủ để vi khuẩn hoặc nấm mốc nếu có trong tủ được bay ra hết. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thêm các túi treo hút ẩm hoặc túi thơm khử mùi để lưu hương cho quần áo cũng như tránh nấm mốc xuất hiện.
Quần áo bị dơ, ẩm ướt lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc hình thành và phát triển. Vì thế, khi quần áo của bé bị dơ, mẹ nên bỏ vào sọt riêng ở nơi khô ráo, thoáng mát và nên giặt sạch ngay khi có thể để quần áo được bền đẹp lâu hơn.
Quần áo sau khi giặt sạch vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị vi khuẩn tấn công, vì thế mẹ cần phơi thật khô quần áo trước khi cho bé mặc hoặc cất vào tủ để hạn chế vi khuẩn gây nấm mốc và phải mất nhiều thời gian và công sức để tẩy sạch. Ngoài ra, nếu trường hợp mưa dài ngày và quần áo ẩm kéo dài, mẹ nên giặt lại một lượt, rồi dùng máy sấy quần áo, quạt để làm khô hoàn toàn.